KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ②Tư thế, cách nói chuyện khi phỏng vấn

②Tư thế, cách nói chuyện khi phỏng vấn

Kế tiếp, tôi xin giới thiệu cách nói chuyện, tư thế khi phỏng vấn. Đầu tiên, Nhật Bản không có văn hóa bắt tay nhà tuyển dụng. Tư thế ngồi thì duỗi thẳng lưng, ngồi thẳng. Không được ngồi chéo chân, tay chống trên cằm, lưng cong. Kế tiếp, đặt cái túi trên sàn ngang cạnh ghế ngồi. Khi đứng trước nhà tuyển dụng thì ứng viên sẽ dễ căng thăng. Thế nhưng, kiểm soát căng thẳng cũng được xem như kĩ năng làm việc. Ứng viên nên nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi nói chuyện. Nếu không nhìn thẳng thì nhà tuyển dụng không tin tưởng. Tốc độ nói chuyện không quá nhanh, không quá chậm để phù hợp với tốc độ của nhà tuyển dụng.

<Ví dụ xấu> thái độ không tốt (ngồi chống cằm, choàng chân, nói chuyện ngước mặt lên trên).
<Ví dụ tốt> Như dưới đây

■Biểu hiện khuôn mặt
Tạo cảm giác thoải mái, căng thẳng vừa phải
Khi đứng trước nhà tuyển dụng thì ứng viên sẽ dễ căng thẳng. Thế nhưng, kiểm soát căng thẳng cũng được xem như kĩ năng làm việc.
Ngược lại, đối với người không căng thẳng thì nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ
■Nhìn thẳng vào mắt đối phương.
Khi nói chuyện cũng không được nhìn lên, nhìn xuống.
Nhìn vào mắt đối phương một cách thân thiện.
Tất nhiên không được nhìn chằm chằm
■Giọng nói tươi vui, ngữ điệu rõ ràng.
Giọng nói nhỏ, các nói chuyện không rõ, dài dòng sẽ không tạo ấn tượng tốt
Chú ý vào việc giới thiệu bản thân một cách thành thật

■Lắng nghe lời nói của nhà tuyển dụng đến cuối cùng và trả lời thành thật những câu hỏi của họ.
Thông thường nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi có ý đồ.
Nói cách khác, họ mong câu trả lời đúng ý.
Trong buổi phỏng vấn, họ sẽ quan sát từ đầu đến khi kết thúc xem ứng viên có khả năng làm việc hay không.
Nếu ứng viên nhận thức được điều đó, ứng viên có thể tránh được những câu trả lời ngoài ý muốn.
■Ngồi thẳng lưng, đúng tư thế
Đôi khi ứng viên nghĩ đã ngồi thẳng rồi thế nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nghiêng. Cho nên trước khi phỏng vấn ứng viên ngồi thử trước gương, hoặc nhờ ai đó kiểm tra xem lưng đã thẳng chưa.

【Giải thích】
Gần đây, khi nói chuyện người Nhật cũng ít nhìn vào mắt đối phương. Thế nhưng, đối với người nước ngoài không được như vậy, ứng viên nên nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi nói chuyện.
Kế tiếp, tốc độ nói chuyện không quá nhanh, không quá chậm để phù hợp với tốc độ của nhà tuyển dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *