KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ⑦ Cách trả lời trong buổi phỏng vấn - và các phần khác

⑦ Cách trả lời trong buổi phỏng vấn - và các phần khác

Ngoài giới thiệu bản thân, động cơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng còn hỏi nhiều câu khác. Hãy nêu sở trường, sở đoản của bạn. Bạn đã thất bại trong công việc chưa? Bạn muốn làm công việc gì trong 10 năm sau. Ứng viên hãy thật bình tĩnh thể hiện sự không hối hả, dễ hiểu, thành thật, khiêm tốn cho dù gặp câu hỏi ngoài dự đoán. Nếu câu hỏi nào không biết thì ứng viên thành thật nói: "Tôi xin lỗi, tôi không biết". Tuyệt đối không nên nói dối.

■Sở trường, sở đoản
Đây là câu hỏi thường được nhiều nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra xem ứng viên có phù hợp với công việc dựa vào sở đoản hơn là sở trường. Ứng nên nói chi tiết sở trường của bản thân “Sở trường của tôi là không bao giờ từ bỏ cho đến phút cuối cùng, tại công ty trước tôi đã …”. Như vậy sẽ dễ tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Về sở đoản ứng viên nên hạn chế nội dung ảnh hưởng đến công việc. Ví dụ, không được nói: “Tôi dễ nóng giận”, “ Tôi dễ chán”. Ứng viện nên thay đổi cách nói về sở đoản, chẳng hạn như “Khi tập trung vào điều gì đó, tôi hay quên thời gian. Thế nhưng, là người của xã hội rồi nên tôi ý thức về việc quản lý thời gian”. Nhà tuyển dụng quan sát tính chịu đựng áp lực của ứng viên từ kinh nghiệm công ty trước. 

■Nỗ lực (thất bại) nhất từ trước đến này là gì?
Những trải nghiệm thành công cũng được hỏi, nhưng nhà tuyển dụng thường hỏi những câu ngược lại. Nhà tuyển dụng chú ý đến cách ứng viên vượt qua thất bại thế nào, nên ứng viên nói về thất bại một cách súc tích, và phương pháp khắc phục, kinh nghiệm sau thất bại. Như vậy ứng viên có thể PR bản thân. Nhờ kinh nghiệm từ thất bại đó, tôi tin có thể giúp ích cho công ty khi làm việc. Ứng viên nên chuẩn bị câu hỏi về kinh nghiệm làm việc từ trước đến nay, không chỉ kinh nghiệm thành công mà nêu cách tiếp nhận, vượt qua khi thất bại. 

■Trong công việc bạn muốn làm gì trong tương lai?
Với những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng có ý đồ kiểm tra xem mức độ mong muốn làm việc, ngoài lương ra ứng viên muốn học hỏi gì không. Cũng có ứng viên tránh câu hỏi đó, nên trả lời tôi chưa suy nghĩ đến tương lại. Và đối với câu trả lời chỉ cần tiền, thì nhà tuyển dụng phán đoán rằng nếu ứng viên tìm công ty lương cao hơn, sẽ nghỉ việc. Những ứng viên như vậy có thể không được tuyển dụng. Ứng viên có thể giới thiêu thêm cho bản thân thông qua việc có kinh nhiệm vượt qua khó khăn như “Tôi muốn trở thành nhân tài như…”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *