KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ⑨ Kĩ thuật trả lời câu hỏi.

⑨ Kĩ thuật trả lời câu hỏi

Kĩ thuật phỏng vấn tốt nhất là việc làm quen với buổi phỏng vấn. Thật ra nhà tuyển dụng cũng là con người nên cái tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Thế nhưng cũng có người rất được mọi người yêu thích. Những người như thế thường sẽ được nhà tuyển dụng tiếp nhận. Cái kĩ thuật phỏng vấn tốt nhất là phải làm quen với cách phỏng vấn. Ứng viên nên nhờ bạn bè luyện tập buổi phỏng vấn mẫu. Hoặc ứng viên đúc kết kinh nghiệm từ buổi phỏng vấn trước. Còn phương pháp nữa là ứng viên tham gia những công ty không hứng thú trước để lấy kinh nghiệm. Nếu được nhận vào làm, thì ứng viên cũng có thể từ chối.

■Tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Trong tiếng Nhật có câu thành ngữ với ý nghĩa là “bạn tạo thiện cảm với tôi, tôi sẽ thiện cảm lại với bạn”Trước khi ra khỏi phòng, ứng viên nên cảm ơn nhà tuyển dụng lại một lần nữa. Ứng viên tạo cảm giác thân thiệt, thì nhà tuyển dụng cũng thể hiện thái độ thân thiện lại giống như câu nói “Người khác là tấm gương phản chiếu bản thân”

■Thêm ngữ điệu giọng nói qua cách nói chuyện.
Cách nói chuyện không có ngữ điệu nghe giống như đọc văn bản, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng những điều đó có phải bạn suy nghĩ không? có thật sự muốn truyền tải thông tin không?. Cách giao tiếp không ấn tượng, không thể hiện ý muốn ứng tuyển vào công ty, sẽ không chạm đến trái tim nhà tuyển dụng. Như vậy, gây bất lợi kết quả tuyển dụng. Khi phỏng vấn ứng viên hãy chú ý đến cách nói chuyện, ngữ điệu, giọng nói vừa phải sẽ nâng cao kĩ năng bản thân.

■Lắng nghe, đồng điệu với lời nói của nhà tuyển dụng.
Những người khéo nói chuyện sẽ lắng nghe rõ lời đối phương. Và sự đồng điệu với lời nói đối phương cũng khéo. Bên tuyển dụng muốn xem phản ứng của bạn, cách bạn đối ứng lại. Do đó, cách lắng nghe, đồng điệu sẽ để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

■Kĩ năng giao tiếp.
Ứng viên nên trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng ngay khi được hỏi. Đó  sẽ là điểm nhấn để nhà tuyển dụng có thể biết tốc độ nhanh nhẹn, khả năng ứng biến của ứng viên. Ứng viên nên chú ý đến cách giao tiếp, đáp trả lại với nhà tuyển dụng. Thế nhưng, ứng viên cũng nên tránh nói dài dòng.

■Cách trả lời khéo léo đối với câu hỏi khó.
Thỉnh thoảng, nhà tuyển dụng cũng đưa ra câu hỏi khó cho ứng viên. Ví dụ: “Khối lượng công việc nhiều, bạn có thể tăng ca được không?”, “Ngoài công việc tuyển dụng, tôi nhờ bạn phụ trách nhiều công việc khác có được không?”. Đối với những câu hỏi như vậy, ứng viên nên trả lời “Tôi làm được”, sau đó nêu ra lý do tại sao làm được.

■ Nếu ra số lượng luận điểm, mục cần nói trước.
Ví dụ: Câu hỏi: Động cơ ứng tuyển là gì?
Trả lời: Có 3 động cơ lớn. Thứ  1 là… thứ  2 là… thứ  3 là… Cách trả lời nêu ra luận điểm chính trước, sẽ khiến cho nhà tuyển dụng dễ hiểu. Ứng viên nên tránh cách trả lời dài dòng, lệch lạc với kết luận. Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên có kĩ năng lý luận logic.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *