KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ③ Nội dung cần lưu ý và các bước phỏng vấn

③ Nội dung cần lưu ý và các bước phỏng vấn

Kế tiếp những điểm cần chú ý khi nói chuyện. Ứng viên nên trả lời thẳng thắn câu hỏi của nhà tuyển dụng. Không nên giải thích dài dòng, tạo nhà tuyển dụng có cảm giác khó chịu. Vì vậy, ứng viên nên nói kết luận trước. Ứng viên nên tìm hiểu thông tin của công ty trước khi phỏng vấn. Như những nôi dụng chính xác trên trang web công ty như: hoạt động cụ thể trong lịch vực nào, vai trò nào. Cái quan trọng nữa là ứng viên nên nắm rõ ngành nghề của công ty đó. Ứng viên nên suy nghĩ công việc mong muốn là gì, hiệu suất mong muốn trong công việc, hay nói đơn giản hơn là chiến lược phát triển trong công ty đó. Ví dụ: Ứng viên thể hiện sao cho nhà tuyển dụng tin tưởng bạn có thể làm công việc này, có thể phụ trách công việc nhanh chính xác.

■Tìm hiểu trước thông tin công ty, công việc ứng tuyển
Trước khi phỏng vấn, kiểm tra trước thông tin về công ty, công việc ứng tuyển
Thông tin đó ứng viên có thể tra trên mạng.
Nên nhớ nhiều thông tin cụ thể ngành ứng tuyển.
Việc tìm hiểu trước, có kiến thức thì được đánh giá có tinh thần làm việc.

■Nói kết luận trước
Người Nhật thường giải thích trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng trong phỏng vấn thì cách nói đó không được khuyến khích.
Nếu người nước ngoài bắt chước cách nói đó, sẽ gây cho nhà tuyển dụng khó hiểu.
Do đó, ứng viên nên nói kết luận và sau đó giải thích lý do. Như vậy, tạo cho nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn.

■Tính thuyết phục khi nói chuyện.
Đó không phải năng lực có liên quan đến công việc đó, thế nhưng nói: “Tôi có thể…” trong buổi phỏng vấn cũng tốt.
Thế nhưng, nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi ứng viên có thật sự làm được việc không
Song song với việc giới thiệu về bằng cấp, ứng viên nên nói thêm về kinh nghiệm… “Tôi có thể làm…” sẽ mang tính thuyết phục hơn.

■Hiểu kĩ ý đồ câu hỏi, rồi trả lời
Ví dụ, khi được hỏi “bạn đã từng bị thất bại cái gì chưa?”
Không phải là gặp khó khăn gì, mà nhà tuyển dụng muốn hỏi ứng viên vượt qua thất bại đó như thế nào.
Cho nên, không phải đơn thuần là trả lời câu hỏi đó, mà là nắm rõ ý đồ là gì và trả lời cho hợp ý.
Người Nhật có thiện ý với những người khiêm nhường
Thật ra, bất cứ ai cũng có thất bại.
Việc trả lời một cách khiêm nhường, nói về thất bại và cách vượt va thất bại đó sẽ được đánh giá tốt.

【Giải thích】
Trước khi tham gia phỏng vấn, phải nắm được thông tin công ty, công việc đó.
Ứng viên nên suy nghĩ công việc mong muốn là gì, hiệu suất mong muốn trong công việc, hay nói đơn giản hơn là chiến lược phát triển trong công ty đó.
Ví dụ: ứng viên thể hiện sao cho nhà tuyển dụng tin tưởng bạn có thể làm công việc này, có thể phụ trách công việc nhanh chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *