KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ⑥ Cách trả lời trong buổi phỏng vấn- giới thiệu bản thân
⑥ Cách trả lời câu hỏi trong buổi phỏng vấn – Lý do ứng tuyển
Nhà tuyển dụng nhất định hỏi ứng viên về lý do ứng tuyển. Ứng viên nên suy nghĩ, viết ra câu trả lời phù hợp với bản thân, dựa trên 2 quan điểm sau: Tại sao mình là chọn công ty này, tại sao mình muốn làm việc công này. Những ứng viên nào có kinh nghiệm làm việc, nên nói tên công ty đó, số năm làm việc, sự cố gắng, như vậy nhà tuyển dụng sẽ dễ hiểu hơn. Kế tiếp, ứng viên nên nói lý do nghỉ việc. Nên nói lý do tích cực như “ tôi muốn nâng cao kinh nghiệm bản thân nên tôi muốn làm công việc lớn”, “Tôi muốn tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn”. Không nêu lý do tiêu cực như “Tôi bị đuổi”, “công việc nhàm chán” .
■Lý do ứng tuyển.
Thông qua những câu hỏi, nhà tuyển dụng quan sát điểm mạnh, kế hoach làm việc, mức độ hiểu về công ty của ứng viên.
Nhà tuyển dụng xem xét ứng viên có thể sử dụng kinh nghiệm đã có vào công việc hay không, có tận tụy với công ty không.
Cho nên, nếu ứng viên không kiểm tra trước thông tin công ty, công việc ứng tuyển, ứng viên không thể nói được lý do ứng tuyển rõ ràng rành mạch.
Khi được hỏi câu “Tại sao bạn không ứng tuyển vào công ty khác cùng ngành với bạn ” ứng viên nên suy nghĩ thật kĩ trước khi trả lời.
Ưng viên nên trả lời theo thứ tự như sau: “Tôi sử dụng kinh nghiệm …tích lũy tại công ty trước… tôi cống hiến … … và tôi nghĩ có thể phát triển bản thân tại công ty quý vị. ”
<Ví dụ hay về lý do ứng tuyển>
Tôi muốn vận dụng kinh nghiệm trước đây, để tham gia vào công việc nhóm, phát triển công ty ở thị trường nước ngoài của công ty ông. Và tôi hi vọng có thể đóng góp cho công việc quyết toán cùng với việc buôn bán cổ phần có tầm nhìn trong tương lai.
Tôi có kinh nghiệm 3 năm trong ngành sản xuất, phụ trách giao dịch với nhiều khách hàng. Việc quản lý những số liệu để không khác với ngày nhận hàng, phương pháp thanh toán cho khách hàng thì vất vả, thế nhưng tôi nghĩ điều đó là bước tiến trong công việc.
Ví dụ, thường có khoảng 7% công ty có khoản thanh toán bị trì hoãn, và tôi đưa phương pháp cải thiện như sau.
Đối với công ty có khoản thanh toán bị trì hoãn trong hai tháng liên tiếp, tôi nhắc nhở người phụ trách vài ngày trước ngày thanh toán và liên hệ với bộ phận kế toán qua e-mail. Nhờ phương pháp hợp tác với đối tác, các phòng ban khác, trong vòng nữa năm, khoản thanh toán trì hoãn giảm từ 7% xuống còn 2 %
Để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, hiện tại tôi đang học để lấy bằng cấp 1 về kĩ năng sổ sách trong doanh nghiệp. Tôi muốn nâng cao kĩ năng tài chính, kế toán tại công ty ông.