KIẾN THỨC PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN: ⑧ Những điểm lưu lý khi ứng viên đặt câu hỏi.
⑧ Những điểm lưu lý khi ứng viên đặt câu hỏi.
Hầu hết nhà tuyển dụng hỏi ứng viên “Bạn có câu hỏi nào không”. Nếu ứng viên đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng nhận thấy sự quan tâm đến công việc của ứng viên. Ngược lại, nếu ứng viên không có câu hỏi gì thì nhà tuyển dụng đánh giá không tốt. Nên nhất định phải hỏi câu gì đó. Ứng viên không nên hỏi những câu đã nói rồi hay những nội dung có thể tra thông tin. Thông qua nôi dung câu hỏi, nhà tuyển dụng biết được kĩ năng, nhiệt huyết của ứng viên. Và nó là điểm cộng cho sự đánh giá của nhà tuyển dụng.
■Chọn câu hỏi mang tính tích cực.
Trong buổi phỏng vấn, trước khi kết thúc thường nhà tuyển dụng hỏi câu: “Bạn có câu hỏi nào không?”. Khi đó, ứng viên không nên nói: “Không có gì”. Vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên là không có ý muốn làm công việc này. Thế nhưng, không phải ứng viên đặt câu hỏi nào cũng được.
■Đầu tiên, nên tránh những câu hỏi về chế độ lương, ngày phép.
Nhà tuyển dụng nghỉ rằng ứng viện này làm việc chỉ vì điều kiện vậy thôi à. Ứng viên nên suy nghĩ câu hỏi liên quan đến nội dung công việc. Tất nhiên nếu được hỏi về mục tiêu, lý tưởng thì ứng viên nên trả lời thành thật.
■Ngoài ra, nếu ứng viên hỏi về vấn đề mà có thể tìm hiểu trên web được, thì bị nghĩ là thiếu sự chuẩn bị chu đáo.
Những câu hỏi cần thiết để tạo sự ấn tượng về vị trí, công việc ứng tuyển, ví dụ những thông tin không thể kiểm tra trước được như là: cơ chế nhân lực trong bộ phận, phương pháp làm việc, môi trường làm việc. Những câu hỏi mang tính chân thật thể hiện tinh thần cầu tiến, sẽ giúp cho ứng viên thu thập thêm thông tin, mà còn được bên tuyển dụng có ấn tượng tốt.